“Giày Thượng Đình” là cái tên bị nhiều người nhầm lẫn nhất khi nhắc về thiết kế Mexico 66 của Onitsuka Tiger bởi sự tương đồng trong logo và các chi tiết trên đôi giày. Nhưng thực chất chính mẫu giày của Việt Nam mới là thiết kế được “vay mượn” của thương hiệu đến từ Nhật.
Vậy hãy cùng The Highball tìm hiểu vì sao một thương hiệu đến từ Nhật đã tồn tại hơn 70 năm lại đang được chào đón trở lại nhé!

Lịch sử thương hiệu
Năm 1949, chỉ bốn năm sau khi Chiến tranh Thế giới thứ Hai tàn khốc kết thúc, Onitsuka Tiger ra đời tại Kobe, Nhật Bản. Mang theo niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn cho giới trẻ thông qua tinh thần thể thao, Kihachiro Onitsuka - một cựu sĩ quan quân đội sinh năm 1918 tại Tottori, đã đặt nền móng cho thương hiệu huyền thoại này.

Bóng rổ và Marathon
Vào thời kỳ hậu Thế chiến thứ Hai, Mỹ là quốc gia có tác động nhiều đến nền kinh tế và văn hoá thế giới. Vì vậy, Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng bởi các văn hoá của Mỹ trong đó bao gồm cả bộ môn thể thao nổi tiếng là bóng rổ. Ông Onitsuka nhận thấy được tiềm năng của bộ môn thể thao này vì tính dễ tiếp cận và không quá đắt đỏ.
Ông đặt mục tiêu đầu tiên là tạo ra một đôi giày đáp ứng đầy đủ các yếu tố như êm, linh hoạt và bức tốc nhanh. Lấy cảm hứng từ loài bạch tuộc, ông tạo ra một loại đế giày mới giúp tăng cường độ bám và đàn hồi tốt để di chuyển linh hoạt. Chính ý tưởng này đã giúp ông hoàn thiện đôi giày mang tên “Onitsuka Tiger Basketball Shoes” ra đời vào năm 1951 và đây cũng là đôi giày đầu tiên được ra mắt của hãng.
Chính mẫu giày này của Onitsuka Tiger đã tạo ra tiếng vang trong giới thể thao và ngày càng được nhiều biết tới hơn tại Nhật. Không dừng lại ở thành công đó, một năm sau Onitsuka Tiger tiếp tục tìm kiếm một lĩnh vực mới đầy thách thức hơn là marathon.

Ông đã liên hệ với Kenji Kimihara - vận động viên marathon huyền thoại từng đại diện Nhật Bản chinh phục các kỳ Thế vận hội. Mục đích của sự kết hợp lần này là để tạo ra mẫu giày chạy bộ không gây phồng rộp chân - đây cũng chính là vấn đề nan giải của các động viên chạy marathon tại thời điểm đó. Cùng với kinh nghiệm của Kenji Kimihara và quyết tâm của Onitsuka, thương hiệu đã cho ra mắt mẫu giày được cho là mang tính đột phá khi có thể giúp giảm thiểu rộp phồng chân và mang đến cảm giác thoải mái cho người mang.
Với niềm tin mãnh liệt vào sản phẩm của chính mình, Kihachiro Onitsuka muốn mang đến các giá trị tích cực cho cộng đồng thông qua mẫu giày này. Nắm bắt tiềm năng của huyền thoại người Ethiopia, Abebe Bikila, vận động viên marathon nổi tiếng với khả năng chạy bằng chân trần, ông Onitsuka đã quyết tâm thuyết phục vận động viên tài ba này thử nghiệm mẫu giày Onitsuka hoàn chỉnh.
Năm 1961, Abebe Bikila đã vô địch tại một giải marathon tổ chức tại Nhật Bản, ông đã tạo nên một cú hit lịch sử khi xuất hiện với hình ảnh hiếm thấy: một vận động viên luôn gắn liền với hình ảnh chạy bộ cùng đôi chân trần mang trên mình đôi giày thể thao đến từ thương hiệu Onitsuka Tiger.
Chính vì sự kiện này, mẫu giày chạy bộ của Onitsuka Tiger đã trở nên nổi tiếng hơn khi có đến 90% vận động viên mang sản phẩm của hãng để tham gia các cuộc thi đại diện Nhật Bản vào năm 1966.
Liên tiếp thành công đến từ hai lĩnh vực bóng rổ và marathon, Onitsuka Tiger nhanh chóng trở thành cái tên được săn đón nhiều nhất trên thị trường Nhật Bản. Thương hiệu đã phủ sóng hầu hết các cửa hàng trên toàn quốc và trở thành “thương hiệu quốc dân” trong lòng người dân Nhật Bản.
Bước chuyển mình vươn ra thế giới
Không dừng lại ở thị trường Nhật Bản, năm 1964, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử khi những đôi giày Onitsuka Tiger chính thức có mặt tại Hoa Kỳ thông qua mạng lưới phân phối của Blue Ribbon Sports - đơn vị nhập khẩu và phân phối giày chạy bộ. Đây là cột mốc quan trọng, mở ra cánh cửa cho Onitsuka Tiger tiến vào thị trường quốc tế đầy tiềm năng.
Một điểm thú vị về đối tác của Onitsuka Tiger đó là Blue Ribbon Sports chính là tiền thân của đến chế triệu độ mang tên Nike mà chúng ta biết tới hiện nay.

Thành công nối tiếp khi Onitsuka Tiger và Blue Ribbon Sport cùng hợp tác và phát triển mẫu giày mang tên Cortez cho sự kiện thể thao lớn nhất thế giới - Thế vận hội mùa hè 1968 diễn ra tại Mexico. Sự thành công của thiết kế này tại Thế vận hội đã giúp cho nhiều người biết tới Onitsuka Tiger và Blue Ribbon Sport hơn và ngày nay chúng ta có thể thấy được sự tái hiện thông qua hai mẫu giày Onitsuka Tiger Corsair - Nike Cortez.
Nếu các độc giả muốn tìm hiểu sâu hơn về mối liên hệ giữa Onitsuka Tiger và Nike thì hãy xem thêm bài viết ONITSUKA TIGER CORSAIR & NIKE CORTEZ tại The Highball nhé!
Năm 1977 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Onitsuka Tiger: công ty của Kihachiro Onitsuka hợp nhất với hai nhà sản xuất dụng cụ thể thao hàng đầu GTO và JELENK để thành tập đoàn ASICS tại Nhật.

Nhìn vào điểm thời điểm hiện tại, các dòng giày thể thao cổ điển như Nike Air Jordan, Nike Air Max, Converse,... đang được mọi người yêu thích và xem như là biểu tượng thời trang hiện nay. Chính Onitsuka Tiger cũng vậy, xuất phát điểm từ lĩnh vực thể thao nhưng giờ đây thương hiệu lại được coi là biểu tượng thời trang thông qua đôi giày Mexico 66.

Chính Onitsuka cũng không thể ngờ rằng Mexico 66, đôi giày được thiết kế cho vận động viên, lại trở thành một hiện tượng thời trang vang dội. Nhờ sự xuất hiện cùng các nhân vật nổi tiếng trên các bộ phim như Bruce Lee trong “Game of Death” hay Uma Thurman trong “Kill Bill”, Mexico 66 nhanh chóng được giới mộ điệu quốc tế biết đến và săn đó nhiều hơn.
Mexico 66 và Thượng Đình
Về phần thiết kế mang tên “Thượng Đình” ở Việt Nam, ta có thể dễ dàng nhận ra được nét tương đồng của phần logo sọc với mẫu giày Mexico 66 của Onitsuka Tiger.
Khi nhìn vào thực tế, tại thời điểm thập niên 1970 (là thời điểm thương hiệu giày Thượng Đình bắt đầu được xuất khẩu ra thế giới), nền công nghiệp sản xuất giày của Việt Nam vẫn còn non nớt và trong thời kỳ chập chững phát triển. Trong khi đó, Onitsuka Tiger đã vang danh và có những bước tiến vượt bậc tại thị trường trong nước và quốc tế.
Có thể nói Onitsuka Tiger là một tượng đài ở Châu Á về ngành hàng giày thể thao nên việc một thương hiệu non trẻ từ một thị trường còn mới tái hiện lại thiết kế nổi tiếng đã có từ trước là một điều dễ hiểu.

Hơn cả một đôi giày, ngày nay, Mexico 66 vẫn giữ nguyên vị trí là biểu tượng của sự cổ điển và năng động trong làng thời trang. Được ưa chuộng bởi mọi lứa tuổi trên toàn thế giới vì tính ứng dụng của nó
Onitsuka Tiger không chỉ đơn thuần là một thương hiệu thời trang. Nó là biểu tượng của tinh thần thể thao, là ngọn lửa rực cháy cho ý chí vươn lên không ngừng trong cuộc sống.
Comentarios